Sáo trúc bao nhiêu 1 cây là hợp lý?

Cây sáo có giá trị như thế nào đối với người thổi, người nghe, định giá như thế nào khi nó trở thành một sản phẩm để kinh doanh

Đối với những người đam mê sáo trúc, sáo cũng như người yêu vậy, nâng niu, gắn bó. Sáo có vấn đề gì là cũng mất ăn mất ngủ. Giá trị của người yêu thì không ai có thể xác định được. Thế nhưng, xét trên tính thương mại, giá trị của  một cây sáo trúc được quy ra giá, là số tiền chi trả xứng đáng cho cây sáo ấy. Vậy sáo trúc bao nhiêu 1 cây là hợp lý?

Giá trị của bất kì sản phẩm nào đều nằm ở giá trị sử dụng của nó. Tức là một cây sáo trúc tốt, hay, chuẩn âm, đẹp bao nhiêu thì giá trị  của nó cao lên bấy nhiêu. Nhưng “bao nhiêu” không phải là một con số, nó phụ thuộc vào sự cảm nhận riêng, quy ước riêng.  Vậy nên, giá của cây sáo nếu tính theo giá trị sử dụng thì ta rất khó xác định.

Giá trị của cây sáo nếu được tính theo giá trị lao động của nó, tức là chúng ta phải quan tâm đến quá trình sản xuất tạo ra chúng. Giá trị của cây sáo ở đây được quy thành giá trị của nguyên vật liệu ( nứa ), trúc, gỗ, nhôm,… và công sức của người làm ra nó. Công để làm nên cây sáo thể hiện ở thời gian và năng lực của từng người thợ. Vậy năng lực của người thợ được tính như thế nào? Nó lại được xác định dựa vào năng suất và chất lượng sản phẩm mà họ tạo ra.

Như vậy giá trị của 1 cây sáo trúc nằm ở giá trị sử dụng của nó, nhưng làm như thế nào để định lượng được nó và sáo trúc bao nhiêu 1 cây là lợp lý.

xem thêm: Top 5 sản phẩm sáo trúc 6 lỗ bán chạy nhất 2017

sao-truc

Hãy so sánh nghề làm sáo với bất kì một nghề nghiệp khác.

– Kiến thức cần có: biết một chút về vật lý,  biết một chút kiến thức về máy tính, biết một chút kiến thức về trúc nứa, gỗ,…

– Kinh nghiệm: làm thế nào để biết nên khoét lên hay khoét xuống, làm thế nào để biết nên khoét tone gì, làm thế nào để biết nên khoét lỗ to hay nhỏ, làm thế nào để xử lý với từng loại nguyên liệu, làm thế nào để sáo vang hơn, ấm hơn, …

– Thời gian học nghề: Nếu có cao nhân chỉ dạy, để làm được một cây sáo gọi là thổi được, ít nhất cũng phải khoét đến cây sáo thứ 5 mới được, nếu không 10 cây, còn để có thể làm được một cây sáo hay, chuẩn âm, đẹp, … thì cũng khá lâu đó, 50 cây, 100 cây, vài tháng, 1 năm hoặc lâu hơn nữa

Hãy so sánh các phương pháp chế tạo khác nhau:

Phương pháp theo mẫu hàng loạt: khoan lỗ, hoặc sử dụng máy khoét để khoét hàng loạt cây sáo cùng 1 tone với một kích thước như nhau. Như thế này, ai dùng sáo có kinh nghiệm hoặc khoét sáo cũng biết là sẽ sai số tùy vào lòng ống và độ dày của từng cây sáo.Thậm chí có thể cây sáo mẫu của loại sáo này ( sáo chợ ) ngoài thị trường còn không phải là một cây sáo chuẩn (các lỗ đều nhau)

Phương pháp theo mẫu có tùy chỉnh: Theo như kinh nghiệm, tính toán, đối với loại lòng ống thẳng, đều, nếu khoét kích thước các lỗ như nhau thì khoảng cách của 7 lỗ phát âm ( của một cây sáo 6 lỗ) và 11 lỗ (10 lỗ) là như nhau ( mình có thể chứng minh điều này) và các nguyên liệu dùng để chế tạo sáo cũng có đặc điểm gần như là như vậy. Cái quan trọng nhất ở đây là lỗ định âm, chỉ cần nó đúng thì các lỗ khác sẽ đúng theo. Thế nên, sáo tàu có khớp nối 1 phần cũng vì đều này (mình đã từng nghiên cứu công nghệ sản xuất sáo của TQ để nhận ra bí quyết này). Một số cơ sở sản xuất sáo khác cũng theo bí quyết này, dù là không dùng khớp nối, nhưng cũng chỉ đo âm của lỗ định âm, hoặc dựa và kinh nghiệm mà xác định vị trí lỗ định âm theo lòng ống (long to thì dịch lên, lòng nhỏ thì dịch xuống). Thế nhưng, liệu có nên sản xuất khoét lỗ đồng bộ như thế không? Có phải mọi cây sáo nào cũng có lòng ống bằng nhau ở mọi vị trí hoặc là chênh lệch không đáng kể? Chưa kể đến chuẩn sáo không có định, nhiệt độ, hơi của từng người test, từng thời điểm khác nhau, làm cho tần số chuẩn âm của sáo cũng không phải là tuyệt đối. Thế nên, sáo công nghiệp vẫn mãi là công nghiệp, có thể đúng, nhưng âm không hay, không có cái riêng, …

Phương pháp chế tạo sáo thủ công và tỉ mĩ: đây mới là phương pháp mà mình muốn đặt làm trọng tâm. Tùy vào từng loại nguyên liệu và kích thước lòng trong hay độ dày thành hoặc là theo yêu cầu của khách hàng mà một người thợ chế tạo sáo quyết định sẽ khoét lỗ sáo như thế nào. Khoét lỗ to, nhỏ, dài, tròn, vát thành… các tiêu chí trên sẽ được tính toán từ trước. Quá trình chế tạo bao gồm các bước sau:

+ Xử lý ống sáo: đánh nhám, cắt 2 đầu, xử lý màu sắc, mối mọt, …

+ Tính toán và xác định vị trí lỗ thổi, khoét lỗ thổi và làm nút chặn

+ Tính toán và xác định các lỗ định âm, khoan lỗ nhỏ, vừa khoét vừa đo tuner

+ Làm đẹp và hoàn thiện cây sáo

Trong 4 bước cơ bản để có được một cây sáo này, sự khác biệt ở đây ở bước thứ 3, thời gian để khoét một lỗ sáo ( 7×9) nếu khoét tay vào khoảng 2p – 5p ( tùy vào nguyên liệu), sự khác biệt nằm ở thời gian và phương pháp test cao độ cho các lỗ đó, bao gồm : một làn hơi chuẩn (vừa đủ, đều) một công cụ đo âm chính xác, và một kinh nghiệm để biết nên khoét tiếp như thế nào.

Theo kinh nghiệm bản thân, để khoét được 1 lỗ chuẩn như thế này, cần ít nhất 5p. Như vậy, để làm được 1 cây sáo 6 lỗ cần 8 (lỗ) X 5p + 20p( làm đẹp) =50 p. Công của một người thợ bình thường có thể so sánh với công của một người đi gia sư 40k/1h. Như vậy, công chế tạo 1 cây sáo là 40k. Giá của cây sáo được tính như sau:

Giá = ( Giá nguyên liệu + công chế tạo + công bán ) X giá trị thương hiệu

Trong đó:

Giá nguyên liệu là giá trị của nguyên liệu: trúc, nứa, … ( hàng bình thường_giá bán lẻ)

Công chế tạo phụ thuộc vào năng lực của người thợ thể hiện ở giá trị sử dụng của cây sáo: hay, vang, ấm,

Công bán: được tính dựa trên thời gian ngồi mạng, nói chuyện, tư vấn khách hàng, …

Giá trị thương hiệu: là giá trị dựa trên lòng tin, uy tín, … và sự đóng góp của người bán hàng ( hướng dẫn thổi sáo, cung cấp tài liệu,….) Vì thế mà sáo của shop có thương hiệu luôn đắt hơn nhưng vẫn đặt hàng hơn.

Vậy, tại sao có những cây sáo tiền trăm, tiền triệu.

Hiện nay, tại các shop sáo trúc  sáo thường có giá cao nhất là 500k. Một số shop sáo như  Sáo Trúc Mão Mèo, Sáo Trúc Bùi Gia, Sáo Trúc Dilinh, Bamboo Flute, thầy Hồ Bằng … có giá cao nhất một triệu, 1 triệu rưỡi, hoặc sáo của thầy Tiến Vượng, thầy Đinh Linh, có cái lên đến 2 triệu, 3 triệu, 5 triệu.

Có thể giải thích bằng những lý do sau đây:

Sáo các nghệ sĩ sẽ có giá cao không chỉ bởi kinh nghiệm chế tạo của họ mà là ở uy tín thương hiệu, cũng như thời gian của họ rất đáng quý.

Sáo của các shop lâu năm có uy tín sẽ cao bởi một trong hai hoặc cả hai lý do: thương hiệu, chất lượng đi theo thời gian.

Sáo của học sinh sinh viên làm thêm không chuyên thì rẻ do họ vừa làm thêm kiếm tiền chơi, vừa không có thương hiệu. Và dĩ nhiên, sáo họ làm khó kiểm chứng chất lượng và có thể sẽ không ổn định

Hi vọng bài viết trên sẽ giải đáp cho một số bạn những thắc mắc sáo trúc bao nhiêu 1 cây là hợp lý?

Xem thêm:

Các đại lý bán sáo sáo trúc uy tín

Mua sáo trúc ở đâu tại Hà Nội

Mua sáo trúc ở đâu tốt