SÁO TRÚC BỊ MỐC, CÁCH XỬ LÝ VÀ BẢO QUẢN

Sáo trúc là nguyên liệu tự nhiên nên qua thời gian sử dụng nếu như không được vệ sinh, bảo quản cẩn thận thì sinh ra nấm mốc là chuyện hết sức bình thường. Thời tiết thay đổi nắng mưa cũng chính là nguyên nhận để nấm mốc sinh sôi nhanh hơn. Vậy cùng tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân sáo bị mốc, cách xử lý và bảo quản sáo tại bài viết này nhé.

NGUYÊN NHÂN SÁO TRÚC BỊ MỐC

Trước khi đọc tiếp, bạn nên lưu ý: Cây sáo bị mốc là điều hoàn toàn bình thường, bạn nên vui vì điều đó. Sáo bị mốc chứng tỏ nhà sản xuất không tẩm bất kỳ hóa chất độc hại nào vào cây sáo. (Bạn có thể đọc thêm về những đôi đũa trắng bóc, được luộc bằng lưu huỳnh và không bao giờ mốc)

Không có mô tả ảnh.

Hình ảnh sáo bị mốc

Có công thức hình thành của nấm mốc đơn giản như sau:
Chất hữu cơ + nhiệt độ + bí hơi => nấm mốc.
Trong trường hợp các bạn chơi sáo, chất hữu cơ chính là nước bọt của các bạn, khi thổi sáo sẽ có các tia nước bọt dính vào lòng sáo. Bí hơi là do các bạn không để không khí lưu chuyển thường xuyên trong lòng sáo (lâu ngày không sử dụng). Nhiệt độ phù hợp để nấm mốc phát triển chính là nhiệt độ trong phòng.

Thực chất của vấn đề này không ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh của cây sáo nhưng sẽ làm mất đi tính thẩm mỹ.

CÁCH XỬ LÝ VÀ BẢO QUẢN

Hiểu được nguyên nhân thì các bạn sẽ dễ dàng phòng tránh. Sau đây Sáo Trúc Bùi Gia sẽ chỉ bạn một vài phương pháp phòng chống nấm mốc như sau:

  • Hãy lau sáo sau khi sử dụng, treo ở nơi thoáng mát, có gió, nhưng không được để nơi có ánh nắng trực tiếp vì khi sáo để nắng sẽ dễ bị nứt
  • Có thể dùng muối để lau sau đó mới sử dụng
  • Nếu ở quê có nấu bếp củi thì gác lên bếp 1 thời gian cho muội bám vào sau đó lau sạch. Khi nứa được hun khói sẽ lên 1 màu đỏ rất đẹp, vệ sinh và tránh được nấm mốc, khi làm cách này cần cẩn thận vì khi hun ở nhiệt độ quá cao có thể khiến sáo bị nứt.

Khi sáo của bạn bị mốc thì bạn có thể sử dụng bông hoặc khăn tẩm cồn và lau sạch là cây sáo đã trở lại bình thường rồi nhé. Tuyệt đối không ngâm thẳng cây sáo vào cồn hoặc nước mà chỉ dùng khăn để lau nhẹ nhàng tránh chà mạnh làm ảnh hưởng đến độ mịn của nòng sáo làm giảm chất lượng âm thanh. Sau khi sử dụng xong nên vệ sinh sạch sẽ cây sáo và để bên ngoài cho thoáng sau đó mới cất vào túi hoặc hộp đựng.

Trên đây là 1 vài cách để xử lý và bảo quản sáo tránh bị ẩm mốc, các bạn hãy tham khảo và bảo quản sáo của mình thật tốt nhé. Chúc các bạn thành công

 

Để lựa chọn sáo trúc xem thêm tại đây

https://www.youtube.com/watch?v=_e-8F4RjngU&list=PLdfG1qL_SVqkvLFY-qqYKlUy1tq95fdcb