Tết ở vùng giới tuyến

Tết ở vùng giới tuyến

ngày 21/7/1954, hiệp định Genève được ký kết, đã lấy vĩ tuyến 17 dọc sông Bến hải, đi qua hai huyện Vĩnh linh và Gio linh của tỉnh Quảng Trị làm giới tuyến quân sự tạm thời, đặt dưới sự giám sát của Ủy ban quốc tế. Vùng giới tuyến những năm đầu hiệp định Genève diễn ra trong không khí khá “thanh bình”, “hòa hợp”, nhất là vào dịp Tết đến, Xuân về.

Toàn cảnh Di tích quốc gia đặc biệt Ðôi bờ Hiền Lương – Bến Hải.

Ông Nguyễn Ngọc Thành, cán bộ nghỉ hưu ở thị trấn Cửa Tùng kể rằng: “Chiều 29 Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 1959, tại Đồn Công an liên hợp Cửa Tùng, Công an ta và cảnh sát của ngụy quyền Sài Gòn tổ chức thi đấu giao hữu bóng chuyền. Trận đấu theo yêu cầu của cảnh sát ngụy là không được cho nhân dân đến xem, vì họ sợ thua, nhân dân sẽ cười chê . Bên nào cũng muốn thắng để xác định tính ưu việt của chế độ mình. Cầu thủ hai đội đều cao trên 1m7. Trọng tài điều khiển trận đấu là ông Lê Hồng Sơn, người miền Bắc, có bằng quốc tế. Sau những chuệch choạc ban đầu, ta hội ý, đổi chiến thuật đánh thắng 3-0. Phía đối phương xin đánh thêm 2 hiệp, kết cục ta thắng 4- 1. Sáng 30 Tết, công an ta qua bờ Nam để đấu giao hữu với cảnh sát bên đó. Kết quả, ta thắng 3-2. Cuối trận, cảnh sát ngụy tổ chức chiêu đãi 2 đội bóng” .

Hầu như Tết Nguyên đán năm nào cũng diễn ra thi đấu bóng chuyền giữa Đồn Công an nhân dân vũ trang Cửa Tùng (ngày nay là Đồn Biên phòng Cửa Tùng) và Đồn Cảnh sát Cát Sơn của phía ngụy. Những trận thi đấu giao hữu ấy, nhìn bề ngoài thì có vẻ sôi nổi, vui vẻ, hòa đồng, chuyện thắng – thua không quan trọng, nhưng bên trong mỗi đội, mỗi cầu thủ lại toát lên sự giao tranh quyết liệt, vì thực ra, bên nào cũng mong đội  mình giành chiến thắng. Trong những lần gặp gỡ vui vẻ như thế, Công an bờ Bắc lại có dịp gặp cảnh sát bờ Nam để nói về Hiệp định Genève về hòa bình, thống nhất đất nước và khát vọng của nhân dân hai miền Nam – Bắc

Ngoài thi đấu bóng chuyền, ta nhằm đúng thời gian Đồn Cảnh sát Cát Sơn “đổi bờ” sang Đồn Công an nhân dân vũ trang Cửa Tùng làm việc, đội văn nghệ các xã Vĩnh Quang, Vĩnh Giang … lại tổ chức đến đồn biểu diễn văn nghệ phục vụ công an và đồng bào địa phương. Lẽ dĩ nhiên, trong số hàng trăm khán giả đến xem, có cả sĩ quan, binh lính Đồn Cảnh sát Cát Sơn. Những làn điệu dân ca Bình Trị Thiên, giọng hò mái nhì, mái đẩy, khúc Nam Ai, Nam Bình ngọt ngào, sâu  lắng  được  các  diễn  viên  không chuyên biểu diễn làm xao động lòng người. Mấy viên cảnh sát Đồn Cảnh sát Cát Sơn im lặng ngồi nghe và sau mỗi tiết mục, chúng lại vỗ tay và không ngớt lời ngợi khen.

Nhưng tình hình khu phi quân sự chỉ thực sự “yên ổn” được vài năm. Với âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, Mỹ – ngụy một mặt, khiêu khích, gây căng  thẳng ở khu phi quân  sự; mặt khác, đàn áp phong trào cách mạng, giết hại cán bộ, đồng bào ta ở phía bờ Nam, quân và dân ta ở vùng giới tuyến không còn sự lựa chọn nào khác, buộc phải chiến đấu. Đầu năm 1967, Trung Giang và các xã thuộc huyện Gio Linh, dọc bờ Nam sông Bến Hải được giải phóng. Một loạt đồn bốt cảnh sát của chính quyền Sài Gòn từ Cát Sơn lên đến Giàng Phao, Hải Cụ cũng tan rã, hoặc bỏ chạy khỏi khu phi quân sự .

Xúc động hơn cả là Tết Nguyên đán Kỷ Dậu 1969, cái Tết cuối cùng quân và dân giới tuyến Vĩnh Linh được nghe thơ Bác qua làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam. Giọng Bác ấm áp cất lên 6 câu thơ chúc Tết đồng bào, chiến sĩ cả nước:

Năm qua thắng lợi vẻ vang

Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to

Vì độc lập, vì tự do

Đánh cho M cút, đánh cho ngụy nhào

Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào.

Bắc  Nam sum hp Xuân nào vui hơn!

Mọi người ai cũng rưng rưng xúc động xen lẫn niềm tự hào vô bờ bến. Bởi ai cũng hiểu, thơ Bác không chỉ là lời kêu gọi, động viên cán bộ, chiến sĩ hai miền Nam – Bắc đánh giỏi, đánh thắng, mà còn là một sự tiên đoán, một  sự khẳng định vững chắc vào sự tất thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bài thơ như một lời hịch giục giã quân và dân ta đoàn kết, sát cánh xông lên với niềm tin sắt đá không lay chuyển. Đó là chúng ta sẽ chiến đấu, đi đến thắng lợi cuối cùng, Bắc – Nam sẽ sum họp một nhà .

Cầu Hin Lương (phía b Bắc) sau Hiệp định Genève năm 1954.  

Ngày 27/ 1/ 1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết. Đây là thắng lợi lớn của ta trên các mặt trận chính trị, quân sự, ngoại giao. Tết Nguyên đán Quý Sửu năm ấy, một không khí đón giao thừa tưng bừng, phấn khởi, vượt qua những quy luật thông thường đã xảy ra chưa từng có ở vùng giới tuyến Vĩnh Linh. Đúng giao thừa năm ấy, khi Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng vừa kết thúc lời chúc mừng năm mới thì bầu trời Vĩnh Linh rền vang tiếng súng của bộ đội, dân quân đồng loạt bắn lên chào đón giao thừa, mừng chiến thắng. Một không khí đón Xuân không ai có thể quên. Việc bắn súng đón giao thừa là việc làm không đúng, nhưng ai cũng hiểu, sau mấy chục năm chiến đấu gian khổ, bộ đội và dân quân Vĩnh Linh chưa một ngày được nghỉ ngơi; nay hòa bình lập lại ở một phần đất nước, quân và dân ta quá vui mừng nên đã “vô tình” để xảy ra sự cố trên. Và  cuối  cùng, một  quyết định  “nhẹ nhàng” được đưa ra là chỉ nhắc nhở, bỏ qua mọi chuyện.

Sau Tết Nguyên đán Quý Sửu 1973  không lâu thì Đại tướng  Võ Nguyên Giáp vào thăm Vĩnh Linh. Đại tướng làm việc với Khu ủy Vĩnh Linh; về thăm, nói chuyện với nhân dân một số xã vùng giới tuyến. Cũng năm ấy, đồng bào Vĩnh Linh từ các nơi sơ tán như Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nam, Thái Bình … trở về quê hương. Nhân dân bắt tay vào sản xuất, ổn định đời sống. Cuộc sống mới trên mảnh đất giới tuyến nhiều mất mát, thương đau bắt đầu được hồi sinh trở lại.

Đến nay, dù đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, quân và dân Vĩnh Linh vẫn không thể quên những năm tháng ấy, những năm tháng được đứng đầu tuyến lửa, đối mặt với kẻ thù, vừa trực tiếp chiến đấu, vừa tham gia chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam. Và trong những tháng ngày không thể quên ấy, có những kỷ niệm nho nhỏ về những lần vui Xuân, đón Tết ngay chính trên mảnh đất giới tuyến.

Khát khao cống hiến của nghệ sĩ trẻ sinh năm Thìn

Bước sang năm 2024, nhiều nghệ sĩ trẻ tuổi Thìn đã chia sẻ với phóng viên Báo Biên phòng niềm vui, hoài bão trong năm GiápThìn. Theo  các nghệ sĩ, năm tuổi càng phải cố gắng, nỗ lực để khẳng định mình, để đánh dấu một chặng đường mới trong sự nghiệp.

Đại úy, ca sĩ Doãn Ngọc Linh (Đoàn Văn công BĐBP, sinh năm Mậu Thìn 1988): Hy vọng sẽ  những sản phẩm của riêng mình

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình không có truyền thống nghệ thuật, nhưng Đại úy, ca sĩ Doãn Ngọc Linh đam mê ca hát từ nhỏ. Khi còn là học sinh, anh thường xuyên tham gia các hoạt động văn nghệ của trường. Sớm có ý định theo nghề nên từ khi còn học trung học phổ thông, anh đã học thanh nhạc và ký xướng âm. Tốt nghiệp trung học phổ thông,anh thi đỗ trung cấp thanh nhạc hệ quân nhân tại Trường Đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội.Cho đến nay, anh đã hoạt động trong nghề được 17 năm – thời gian vừa đủ để anh thấm thía mọi khía cạnh của nghề . Đối với anh, nghề này không nên bon chen và khi còn bị chi phối bởi đồng tiền thì hát chưa thể hay, chưa thể gọi là nghệ sĩ mà chỉ là những cỗ máy biết hát. Đại úy Doãn Ngọc Linh từng lọt vào top 30 người miền Bắc trong cuộc thi Sao mai Điểm hẹn 2008, lọt vào vòng loại miền Bắc The Voice năm 2013. “Trong những năm qua, tôi chưa thực sự đầu tư và tập trung với nghề vì có những biến cố trong cuộc sống. Năm 2024, ngoài việc hoàn thành tốt nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và Quân đội giao phó, tôi sẽ đầu tư nghiêm túc với nghề, nhất là việc tham gia các cuộc thi trong nước. Tôi hy vọng sẽ có những sản phẩm của riêng mình. Là một chiến sĩ, nghệ sĩ, tôi xác định cho mình ý chí sắt đá khi đối diện với khó khăn, thử thách, vì đặc thù của đoàn là biểu diễn ở những nơi vô cùng khó khăn, gian khổ, đối tượng phục vụ là các chiến sĩ nơi địa đầu Tổ quốc và bà con các dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa”-đại úy, ca sĩ Doãn Ngọc Linh nhấn mạnh.

Đại úy, ca sĩ Doãn Ngọc Linh biểu diễn trong chương trình “Giai điệu kết nối” trên sóng kênh VTV1 đài truyền nh Vit Nam.

Nghệ sĩ Bùi Công Thơm (giảng viên sáo trúc, Khoa Âm nhạc truyền thống, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, sinh năm Mậu Thìn 1988): Phổ cập hết các bộ môn nhạc cụ trong hệ sinh thái

Nhắc đến nghệ sĩ Bùi Công Thơm là nói đến một cây sáo tài năng, tâm huyết. Anh đã khẳng định  mình bằng một số giải thưởng, huy chương như: Huy chương Vàng Liên hoan hát dân ca

và biểu diễn nhạc cụ dân tộc do Cung Thiếu nhi Hà Nội tổ chức vào các năm 1999, 2003; giải Khuyến khích (năm 2003), giải Nhì (năm 2008) Cuộc thi Độc tấu và Hòa  tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc … Luôn đau đáu với việc phổ cập sáo cũng như các bộ môn nhạc cụ dân tộc đến với nhiều người, anh đã lập trang trang web dạy học trực tuyến. Với phương pháp khoa học, sáng tạo, hướng đến người học, trung tâm của anh là một địa chỉ tin cậy của cả nước với số lượng học viên đông đảo khoảng 50 nghìn người.

Tháng 11/2023, nghệ sĩ Bùi Công Thơm đã thành lập Viện Nghiên cứu đào tạo phát triển âm nhạc Việt Nam (trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội) chuyên nghiên cứu giải pháp học âm nhạc trực tuyến. Chia sẻ về dự định trong năm 2024, nghệ sĩ Bùi Công Thơm cho biết, với nền tảng sẵn có, trung tâm sẽ phổ cập hết các bộ môn nhạc cụ trong hệ sinh thái của mình (hiện nay, trung tâm đã triển khai 4 bộ môn: sáo trúc, đàn tranh, piano, guitar). “Năm 2024, chúng tôi sẽ chú trọng công tác chuyển đổi số để xây dựng một trường học online giúp người học và cả các thầy cô dạy học âm nhạc tại trường phổ thông có phương pháp dạy và học hiệu quả”- nghệ sĩ Bùi Công Thơm thông tin.

Nghệ sĩ Bùi Công Thơm biểu diễn sáo trúc tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

Thiếu úy, nghệ sĩ Trương Thị Bích Hạnh (Đội Múa nhạc nhẹ, Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội, sinh năm Canh Thìn 2000): Học thêm biên đạo múa để có thể gắn bó lâu dài với nghề múa

Tốt nghiệp Học viện Múa Việt Nam (năm 2019), nghệ sĩ Trương Thị Bích Hạnh “đầu quân” về Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội. Là người nghệ sĩ, chiến sĩ, chị luôn nỗ lực, phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ, phát huy được năng lực, sở trường của mình. Chị đã giành được 1 Huy chương Vàng và 1 Huy chương Bạc tại Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc vào năm 2021 và giải Nhất trong Cuộc thi Tài năng múa toàn quốc năm 2023. Chia sẻ với phóng viên Báo Biên phòng, nữ nghệ sĩ cho biết, năm 2023 là năm thành công với chị khi đã giành được giải thưởng cao nhất trong cuộc thi uy tín của bộ môn múa. “Trước khi Cuộc thi Tài năng múa toàn quốc năm 2023 diễn ra, tôi đã kiên trì luyện tập suốt thời gian dài để lấy lại sự mượt mà trong chuyển động cơ thể và tập thường xuyên các động tác kỹ thuật nhào lộn khó và nguy hiểm”- nghệ sĩ Bích Hạnh cho biết.

Thiếu úy, nghệ sĩ Trương Thị Bích Hạnh biểu diễn bài múa “Những cánh chim cao nguyên” tại Ấn Độ.

Xác định được tuổi nghề diễn viên múa ngắn nên trong thời gian tới, nghệ sĩ Bích Hạnh mong muốn sẽ được học thêm biên đạo múa để có thể được gắn bó lâu dài. “Năm 2024 năm tuổi càng cho tôi quyết tâm để chinh phục những đỉnh cao nghệ thuật. Tôi sẽ cố gắng tập luyện, tham gia các cuộc thi lớn để khẳng định mình cũng như mang lại thành tích cho nhà hát. Nghệ thuật múa nhiều gian truân, vất vả, nhưng điều đó không làm cản được bước chân và con tim tôi đến với nghệ thuật, để xứng đáng là một nghệ sĩ, chiến sĩ phục vụ trong QĐND Việt Nam”- nghệ sĩ Bích Hạnh