Tìm hiểu về các loại sáo trúc
Thổi sáo, một thú vui tao nhã, nó phù hợp cho cho nhiều lứa tuổi khác nhau. Trong tuổi thơ của mỗi người chắc hẳn không ai là chưa được thấy hình ảnh cậu bé cưỡi trên lưng trâu và cầm cây sáo. Những hình ảnh đẹp về kí ức xưa và mang đậm nét văn hóa Việt thuần. Nếu có đam mê về sáo hay thích nghe những giai điệu sáo các bạn hãy sắm cho mình một cây sáo và ngồi hý hoáy tập thổi nha! sẽ rất thú vị. Vậy để yêu sáo chúng ta phải tìm hiểu về các loại sáo nha! Nếu bạn thích loại nào thì sử dụng loại đó và hy vọng trong tương lai bạn sẽ trở thành một người thổi sáo chuyên nghiệp…
Cây Sáo trúc Việt Nam.
Sáo là nhạc cụ thuộc bộ hơi có từ thời kỳ cổ đại, có rất nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng sáo với nhiều hình dáng và cấu tạo có thể khác nhau. Mỗi loại sáo có âm điệu riêng nên người thổi sáo thường chọn loại sáo làm sao để phù hợp nhất với bài hát hoặc bản nhạc. Ở nước ta hiện nay bạn có thể dễ dàng tìm mua được nhiều loại sáo khác nhau với nhiều những chủng loại mẫu mã, sáo Việt, sáo ngoại nhập đều có đầy đủ.Hãy cùng Sáo Trúc Bùi Gia tìm hiểu và khám phá thêm về các loại sáo qua bài viết dưới đây.
1.Sáo ngang
Đây là loại sáo có từ lâu đời và đang rất phổ biến ở Việt Nam. Sáo ngang ngày xưa chỉ có 6 lỗ bấm và các lỗ này cách đều nhau nhưng ngày nay không còn được sử dụng. Loại sáo ngang hiện nay có các lỗ bấm theo hệ thống thất cung với nhiều tên gọi khác nhau, nó phụ thuộc vào âm trầm nhất, ví dụ như: sáo đô, sáo rê, sáo mi giáng và sáo sol … Nhìn chung sáo ngang thường được làm bằng nhiều các vật khác nhau như: ống trúc, ống nứa hoặc ống rùng, hay có loại sáo bằng kim loại hoặc bằng gỗ, nhựa…đều sử dụng tốt. Cấu tạo cơ bản của sáo ngang là có 1 lỗ thổi nằm cùng hàng với 6 lỗ bấm. Ngoài ra còn sáo còn có 1 lỗ dán màng, lỗ âm cơ bản và những lỗ để buộc dây treo hay tua trang trí.Thông thường sáo ngang có âm vực rộng 2 quãng tám. Dù sáo ngang có âm thấp hay cao đều có âm sắc trong sáng, tươi tắn, gợi nhớ khung cảnh đồng quê. Tuy nhiên người ta cũng có thể sử dụng chúng để diễn tả những giai điệu buồn man mác.
2.Sáo mèo
Sáo mèo hay còn được gọi là Sáo H’Mông là loại nhạc cụ của người dân tộc H’Mông ở Tây Bắc nước ta. Loại nhạc cụ này thường được sử dụng để giải trí sau giờ phút lao động vất vả, mệt nhọc. Tuy nhiên sáo Mèo còn là phương tiện để giao duyên hữu hiệu của các chàng trai đang trong tuổi yêu đương đối với con gái trong bản làng. Ngày xưa sáo mèo chỉ là nhạc cụ độc tấu cho số lượng người nghe rất hạn chế. Ngày nay với nhiều sáng tạo, các nghệ nhân Việt đã tăng cung bậc, âm vực và độ vang của loại sáo này để giúp cho nó có khả năng hòa tấu với nhiều nhạc cụ khác hay độc tấu có dàn nhạc đệm.
Sáo mèo cổ truyền được làm bằng ống nứa dày hoặc trúc, dài khoảng 20cm và có đường kính trung bình khoảng 0,7cm. Trên 1 đầu sáo có ống có lưỡi gà đồng, còn trên thân ống thường có từ 2 đến 4 lỗ bấm nằm cùng hàng. Lưỡi gà đồng hay còn được gọi là lam, hình tam giác cân được khía ra trên một miếng đồng mỏng có hình chữ nhật. Người ta cài miếng đồng này vào thân sáo và dùng sáp ép lại cho nó khỏi xê dịch. Người thổi ngậm cả đầu ống có lưỡi gà vào một bên miệng để thổi. Ở phía dưới sáo mèo có một lỗ bấm nằm giữa lỗ bấm đầu và lỗ bấm thứ hai phía trên. Ngày nay loại nhạc cụ này được cải tiến với thân ống to hơn, đường kính lớn khoảng 2cm và có thể dài đến 45cm. Nó được khoét tổng cộng đến 9 lỗ bấm, người diễn chỉ cần áp vào phần thân ống có lưỡi gà vào miệng rồi dùng đôi môi bịt quanh lưỡi gà khi thổi. Khi những lỗ này bấm được bịt hoặc mở chúng sẽ phát ra những âm thanh cao thấp khác nhau lúc thổi.
3.Sáo Flute (Flute )
Sáo Flute là một loại nhạc cụ có từ cổ xưa, nó được chơi trong suốt đế chế La Mã. Ống sáo Flute thường có độ dài chỉ 2 feet, cây sáo thường được làm bằng kim loại. Với âm thanh sáng và trong của cây sáo thường dễ nghe khi nó được chơi cùng nốt với cây đàn violin thứ nhất. Sáo có thể tháo ra làm 3 mảnh để có thể dễ dàng vận chuyển và cất giữ. Sáo Flute được thiết kế gồm 3 phần chính đó là : Phần đầu, thân và chân.Trên phần đầu của sáo có thể tìm thấy môi bạc, bộ phận này để đặt môi dưới trên ống thổi. Phần đầu sáo người chơi có thể sử dụng để chỉnh tông qua về độ cao thấp (lấy chuẩn) của cây sáo. Phần thân là phần giữa của cây sáo, hầu hết các cây sáo Flute đều có 13 phím. Mỗi phím bịt lên một lỗ và người thổi sáo sẽ đóng mở phím trên các lỗ để tạo nên các nốt nhạc khác nhau. Và cuối cùng là phần chân cây sáo, chúng ta thường gọi phần này là phần đối ngược của phần đầu cây sáo.
4.Sáo bầu (Hulusi):
Sáo Bầu có xuất xứ từ Trung Quốc, nó là một trong những loại nhạc cụ thổi được bà con các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc yêu thích nhất và thường xuyên sử dụng nhất. Hình bên ngoài và kết cấu của Sáo Bầu rất đặc biệt, nó hoàn toàn là một quả bầu nguyên vẹn, cắm ba ống sáo và ba lưỡi gà kim loại lên quả bầu là thành Sáo Bầu. Đoạn cán quả bầu cắm ống sáo để thổi, thân bầu trở thành hộp âm của sáo, phần đáy quả bầu được cắm ba ống sáo to nhỏ khác nhau, 3 ống sáo này được gắn lưỡi gà bằng bạc hoặc bằng đồng.Ống sáo ở giữa là to hơn cả, trên ống sáo này khoét 7 lỗ nhỏ, có thể thổi các giai điệu khác nhau, hai ống sáo phụ 2 bên chỉ có thể thổi hòa âm với cây sáo chính ở giữa.Cũng như các loại nhạc cụ sáo, âm lượng của sáo bầu tương đối nhỏ, song âm thanh của cây sáo chính lại rất êm dịu, dưới âm nền của hai cây sáo phụ, giúp người nghe có một cảm giác mang vẻ đẹp kín đáo, mông lung. Bởi vì âm thanh láy nền của nó mượt mà thướt tha như nghe tiếng tơ lụa bay theo chiều gió, vì thế người ta còn gọi Sáo Bầu là “Sáo Bầu tơ”. Sáo Bầu thường dùng để thổi các bài sơn ca, đặc biệt là sành về thổi những bản nhạc trôi chảy, có giai điệu thường ngân dài, hợp âm phong phú. Với âm thanh du dương hài hòa nó có thể bày tỏ tư tưởng tình cảm của người thổi.
5.Sáo Quạt (Panflute):
Có thể là cổ xưa nhất của nhạc cụ hơi, các panflute bao gồm một số đường ống điều chỉnh kích cỡ khác nhau được liên kết với nhau và thổi trên đầu trang. Ở Romania chúng được gọi là Nai. Hy Lạp cổ đại chúng được gọi là ống tiêu và do Pan thần. Truyền thuyết đi như thế này: Một ngày thần của thiên nhiên hoang dã, Pan, đã đuổi theo Nymph ống tiêu. Spurning tiến bộ của mình và từ chối để có một người yêu như nhìn giống như một con dê như một người đàn ông, cô chạy ra sông. Bị mắc kẹt và không thể vượt qua cô hỏi những Nữ thần sông để thay đổi hình thức của mình, và họ đáp lời cầu nguyện của mình, biến cô thành đầm lầy lau sậy. Cảm thấy đau khổ, Pan thu thập lau sậy và khi làm như vậy đã phát minh ra dụng cụ âm nhạc mà ông gọi là ống tiêu, sau khi cô. Hôm nay chúng ta gọi chúng panflutes hoặc panpipes.
6.Sáo dọc (Recorder):
Sáo dọc có hệ thống lỗ so với các cây sáo khác sẽ khác chút, như cây của tôi có 9 lỗ (2 lỗ cuối có thêm lỗ phụ). Với hình dáng thì loại nhạc cụ này thường giống cây Aulos của Hy Lạp. Sáo Recorder hay còn gọi tiếng Đức là “Blockfloete” là loại sáo thuộc bộ nhạc cụ Gỗ. Loại sáo này được chơi rất thịnh hành ở Tây Âu từ thời xa xưa. Đặc điểm của sáo này là khá dễ thổi và không tốn quá nhiều hơi. Sáo có 4 loại Sopranino ( nhỏ nhất, dài tầm 30cm ), Soprano, Tenor và Bass (cái này trông như fagotto). Chúng đều gồm có 7 lỗ, trong đó có 1 lỗ cho ngón cái tay trái và hai lỗ kép dành cho ngón áp út và ngón út tay phải. Tầm âm của Recorder không nhiều, đối với sáo Sopranino (em đang dùng cái lày) thì được tối đa hơn 2 quãng 8. Từ note c1 (tất cả các lỗ đều bịt) đến c3, note viết thấp hơn âm thực tế 1 quãng 8 nên là âm thanh thật vang lên sẽ là c2 đến c4. Thế tay của sáo này khá dễ bấm, có thể chơi được cromatique tốt, giọng tốt nhất có thể chơi được (dễ nhất và hay nhất) là G dur, e-moll, F-dur, d-moll rồi mới đến C-dur.