Hướng dẫn thổi sáo trúc cho người mới tập chơi 

Gần đây có rất nhiều bạn thắc mắc về cách tập sáo cho người mới tập chơi,do không có thời gian hoặc điều kiện đi học một khóa học nghiêm chỉnh. Bài viết này Sáo Trúc Bùi Gia cố gắng hướng dẫn thổi sáo trúc dùng từ ngữ gần gũi dễ hiểu và bằng kinh nghiệm thổi sáo nhiều năm của mình mong rằng có thể giúp các bạn có cái nhìn mới về việc học và tự tập thổi sáo một cách dễ dàng nhất. Bài viết không tránh khỏi thiếu sót các bạn có thể đóng góp thêm để giúp mọi người có cái nhìn tốt nhất cách thổi sáo và định hình riêng cho mình cách tự học thổi sáo tốt nhất.

Với các bạn gặp khó khăn trong việc tự học sáo trúc, bạn có thể đăng kí tham gia khóa học sáo trúc miễn phí cùng thầy Bùi Công Thơm- Giảng viên học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam tại form: https://bit.ly/38mKp8n

Xem sản phẩm sáo Beginner dành cho người mới tập

.

– Trước khi học thổi sáo trúc các bạn nên bắt đầu bằng việc đeo head phone hoặc mở loa thưởng thức, nghe thật kĩ các bản độc tấu sáo trúc hoặc các bản thu sáo hay những Video chất lượng trên youtube mà bạn cảm thấy thích thú… và giai điệu bài nào đó làm bạn cảm thấy thích.

– Để thổi sáo trúc hay được thì không có gì giá trị hơn đó là việc bạn phải tập luyện thật chăm chỉ. Tuy nhiên tập luyện chăm chỉ cũng chưa đủ nếu như ta luôn cố chấp với những hiểu biết nhất thời của mình trong cách bỏ ngón, cách sử dụng hơi, lưỡi …. Các hạn chế sự phát triển trong việc tập luyện thổi sáo trúc phần lớn tới từ những thói quen sai, chứ không phải bị ảnh hưởng từ các hạn chế vì không tập được các các kĩ thuật khó. Các bạn cần lưu ý đặc biệt điều này để tập đúng và thổi được những giai điệu hay và truyền cảm cho người nghe nhất.
CÓ 2 VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG HÀNG ĐẦU CẦN CHÚ Ý:
1, Thứ nhất đó là nghe thật kĩ một bài nhạc để làm gì? Có 4 điều sau cần chú ý:
– Nghe để bạn có thể cảm thấy được sự biến chuyển tinh tế trong từng nhịp điệu (Nhịp hay còn gọi là TRƯỜNG ĐỘ trong âm nhạc ai không hiểu tra google. Vấn đề TRƯỜNG ĐỘ thường được người chơi nhạc coi trọng nhất. Để chơi Sáo được cùng beat, hay hòa tấu cùng với dàn nhạc yếu tố đầu tiên đó là phải chơi chuẩn nhịp). Với những người tự tập nhạc không theo trường lớp đa phần  hay bị mắc lỗi nhịp lệch nhịp là nhiều nhất sau đó mới đến các yếu tốt khác.
– Sự biến chuyển tinh tế của âm thấp âm cao (được gọi là CAO ĐỘ trong âm nhạc tức là các nốt đô, rê, mi fa…)Bạn đừng nên quá mải mê nhớ mặt chữ đô, rê, mi, fa…mà quên đi những điều quan trọng hơn cả đó là: Nghe và cảm nhận được sử thay đổi, hay sự phối hợp nhịp nhàng giữa CAO ĐỘ với TRƯỜNG ĐỘ, và CƯỜNG ĐỘ… Nếu những người chơi sáo mà chỉ nhớ rằng Đô mở ngón thế nào Rê mở ngón thế nào… thì nó được gọi là học vẹt và tất nhiên như vậy tiếng sáo các bạn thổi nó chỉ phát được ra âm một cách thật vô cảm, hay nói chính xác hơn là không có cảm xúc. Có nhiều bạn tự học sáo hay đi xin cảm âm để nhìn vào đó để mở các ngón tập theo, điều này vốn đã không tốt vì ngay từ ban đầu khi học thổi các bạn đã quá lệ thuộc vào cảm âm, khi học sáo theo CẢM ÂM được viết sẵn sẽ làm cho tư duy tự cảm nhận của bạn lười suy nghĩ và không phát triển. VÌ vậy, các bạn có nên từ bỏ cách học này không, đến đây các bạn có thể tự trả lời được …

– Tiếp theo đó là sự biến chuyển trong độ mạnh nhẹ của âm thanh, trong sáo tiêu đó chính là kỹ thuật nhấn hơi ở những trọng âm trong bài(trong âm nhạc gọi nó là CƯỜNG ĐỘ). Mấu chốt vấn đề này đó là độ mạnh nhẹ của âm tạo chiều sâu cho nốt nhạc trong bài. Âm được nhấn mạnh đúng trọng âm tạo cảm giác gần, những âm thổi nhẹ buông lơi như mơ màng tạo cảm giác xa xăm ấy là chiều xâu không gian, cũng là chiều sâu mà người chơi thể hiện được trong bài. giải quyết được vấn đề này kết hợp với 3 yếu tố nêu trong mục này thì ta đã đạt được cảm xúc.
– Vấn đề về ÂM SẮC (các bạn có thể tra google từ khóa này để hiểu thêm) sắc thái biều cảm, trong âm nhạc thường phân biệt rõ ở những nhạc cụ khác nhau hơn là trọng một nhạc cụ. Cái này các bạn hiểu nôm na như sau, cây sáo này có âm ấm áp, cây sáo kia có âm the thé, hay cây sáo này nghe âm mờ quá…(Nhưng mấu chốt vẫn là ở người chơi cây sáo đó, công lực cao để có cái đánh giá khách quan nhất về âm sắc của sáo).
2)- CÁCH TẬP LUYỆN.
(Người mới chơi nên chơi sáo đô (C5) trước, sẽ dễ chơi và thuận lợi hơn cho quá trình tập, hơn nữa các tác phẩm do Nghệ sỹ Việt Nam chuyển soạn cho sáo đa phần chuyển soạn cho tone Đô(C5)).
*(YÊU CẦU BẠN TRẮC CHẮN tìm đúng video hoặc bản MP3 chất lượng Cao (âm bản thu trong trẻo rõ ràng không có tạp âm) của những người chơi tốt, chơi giỏi, hoặc nghệ sỹ chơi bằng sáo đô(C5). Bạn Tra google tìm rất nhiều rất dễ, không nên nghe những bản thu mà tiếng sáo rè âm không rõ, (bạn sẽ không nghe được sự tinh tế trong cách thể hiện của người chơi). Đeo head phone hoặc dùng loa tốt mở nghe ở một không gian yên tĩnh vừa thưởng thức vừa cảm nhận. Rồi bạn cũng cầm sáo đô và chơi cùng, quan trọng bạn phải đảm bảo rằng sáo chuẩn tone, được như của nghệ sỹ càng tốt, kị nhất sáo sai âm). Các bạn có thể nhờ các đại lý bán sáo trúc uy tín để được tư vấn hướng dẫn cách thổi sáo cho người mới tập
ĐIỀU QUAN TRỌNG nếu bạn mới bắt đầu tập chơi theo CẢM NHẬN của riêng bạn, bạn hãy chơi những câu nhạc, những bài thổi sao dễ nhất trước, rùi tập bài khó hơn, khó hơn nữa.v.vv…
Quá trình tập thổi sáo cần sự nhiệt huyết và nghiêm túc cao độ trong việc nghe và cảm nhận, có thể là vừa nghe vừa thử thể hiện(tất nhiên là yêu cầu là ta phải chạy ngón và thổi được 15/19 nốt nhạc sáo trúc cơ bản trên trong tròn tương đối rùi ta vừa nghe vừa tập mởi từng note một hãy cảm nhận âm nó thay đôi, hãy nhớ âm nó có sự thay đổi về cao độ, thậm chí bạn không cần quan tâm nó là âm đô hay âm rê….. Đừng nhớ mặt chữ đô , rê, mi, fa, sol , la, si,….. một cách máy móc). Bạn không nên hấp tấp mong nhanh chơi được trọn vẹn hết bài, điều đó là ko thể cho người mới tập. Không nóng vội, bạn hãy kiên trì chơi từng note một cho thật tròn trong cái ấy là quan trọng nhất. Việc chơi được âm sáo tròn trong đầy dầy là rất khó ta không nên bảo thủ nhiều người chơi sao lầm tưởng mình chơi chôi chảy rùi mượt rùi nhưng thực tế âm sáo vẫn bị đuôi hoặc non. Một điều mà bạn có thể tự kiểm định về khả năng làm chủ trong điều hơi và vững âm là: Những bạn nào chơi sáo còn cảm thấy mình không thể thổi được các note cao, thổi được nhưng cảm giác chưa được thoải mái, hoặc thổi được nhưng tiếng sáo còn gắt, xé tiếng hoặc khó nghe, hoặc thổi những note quãng 3 xong thấy như đứt hơi mệt, thở phì phò… như vậy là chưa làm chủ được về hơi, Bạn thổi hơi chưa gọn, lực hơi chưa đúng, còn thiếu sự chính xác. Mấu chốt nằm ở chỗ khi thổi cần: Tia hơi gọn, càng note cao càng cần ép chặt môi đề tia hơi thật gọn, lực hơi cũng thay đổi âm trầm nhất thổi nhẹ nhàng âm càng cao lực hơi càng mạnh.
Một người được coi là điều hơi tốt, làm chủ cây sáo dù có thổi đến sol3 là âm cao nhất của cây sáo mà âm vẫn đạt trong và người nghe không cảm thấy khó chịu, còn âm trầm thì tròn đầy rền vang. Bản thân họ thổi các note quãng 3 mà cảm thấy dễ nhẹ nhàng như chơi quãng 2, quãng 1 vậy và người nghe vẫn thấy sự ngọt ngào (Như vậy có thể gọi là công lực cao siêu rùi đó)
*Sự tích lũy từng nốt nhạc, rồi ghép từng nốt ấy thành từng câu, rồi nhiều câu thì hết bài. Khi thuộc được một bài rồi thì hãy chau chuốt lại từng nốt nhạc từng câu và sử dụng đúng kỹ thuật cho từng câu ấy. Khi thổi được kêu thành tiếng thành bài thì không khó, mà khó ở chỗ vẫn âm ấy ta thổi được trong tròn phối hợp nhịp nhàng với những câu tiếp theo một cách liền mạch đúng cảm xúc vậy là thành công.

A) TỪNG BƯỚC TẬP
* Thổi cho ra tiếng, môi bạn cần mím lại tạo một tia hơi gọn để thổi những âm trầm, môi bạn cần ép chặt hơn khi thổi các note cao, càng cao càng cần phải ép thật chặt để đạt được tia hơi thật nhỏ gọn. Còn lực hơi thổi âm trầm nhất thì nhẹ vừa và có su hướng lực hơi mạnh dàn khi thổi âm cao. cụ thể âm càng cao thì môi càng phải ép chặt hơn và lực hơi mạnh hơn và ngược lại. (Việc làm này giúp bạn nhanh làm chủ được âm sáo, hơi sáo bạn dài hơn, tiếng sáo trong hơn, thổi các âm cao không thấy mệt, môi bạn ép tia hơi gọn rùi thì thổi sol 3 lực hơi có mạng cũng không tốn hơi và bạn vẫn thổi được hơi dài).
Rồi tập chạy ngón và làm quen sáo, rùi làm chủ âm sáo ở 15/19( thổi được 15 nốt) thậm chí là 19 nốt có bản với sáo đô 6 lỗ,(Làm chủ âm sáo hay làm chủ hơi, yêu cầu đạt được hơi đều tiếng sáo trong rõ đây, hãy cảm nhận âm sáo đầy, rền và đều). Tập xông hơi 15/19 note cơ bản giúp cho tiếng sáo đều âm( không được rung hơi khi tập, khi nào tiếng sáo đều rùi thì tập rung hơi).
– Kết hợp tập bài, có nhiều cách tập theo những bản thu video có chất lượng tốt, có thể nhìn tay để bỏ ngón theo, điều quan trọng nhất vẫn là cần nghe kỹ để mình ngấm giai điệu và hiểu được cái hồn của bài, vừa nghe vừa phân tích kỹ thuật ở video đó xem họ sử lý note thế nào, chỗ nào vuốt chỗ nào rung hơi, chỗ nào nhấn hơi…v.v.v..(Không nên lệ thuộc và cảm âm, hoặc tốt nhất không nên xem cảm âm). Như vậy với người mới tập sẽ khó cảm nhận các bạn nên bắt đầu tự cảm nhận với những câu nhạc sơ đẳng nhất, điều này trắc không hề khó. Các bạn chỉ cần nghe đúng bản thu dùng sáo đô, và bạn cũng dùng sáo đô và khi ấy bạn có thể tự tìm ra âm đúng trên cây sáo. Việc này khó nhưng nó sẽ bắt tư duy của bạn phải phân tích về sự biến chuyển trong cao độ, tuy nó khó khắn trong thời gian bạn đầu nhưng khi tư duy của bạn theo hướng đúng nó sẽ phát triển rất nhanh, bạn sẽ nhanh làm chủ cây sáo hơn. Thường người mới chơi luôn mong nhanh thổi thành một bài đó lá tâm lý chung, nhưng một điều hiển nhiên là nếu bạn chơi được 1 câu nhạc có cảm xúc âm bạn thổi được tròn trong thì còn tốt hơi cả một bài mà tiếng sáo không có cảm xúc hoặc bị xì. Vậy hãy bắt đầu chau chuốt từng âm một bằng việc bạn tự cảm nhận và chơi tốt từng note từng câu. không nên vội vàng hấp tấp, việc tập cảm nhận tốt từng âm từng nốt là bước khởi đầu cho tư duy cảm xúc. Cái đích thăng hoa trong nghệ thuật vẫn là cảm xúc không lý gì mà ta không tập cho một tư duy cảm xúc phát triển ngay từ những nốt nhạc đầu tiên. (Bạn mất 1 ngày hay một tuần để cảm nhận đúng 1 câu nhạc điều đó không sao cả miễn là bạn đã làm đúng và làm được và bạn hãy kiên trì tích lũy nó đến khi chơi trọn vẹn 1 bài)
Cứ như vậy bạn sẽ tìm từng note và ghép lại thành từng câu, rùi nhiều câu thành một bài. Khi bạn chơi được một bài rùi việc cảm nhận bài thứ 2 sẽ nhẹ nhàng hơn, và bài thứ 3 sẽ dễ hơn nữa, đến một ngày bạn nghe một giai điệu và có thể thổi được ngay trên sáo mà không cần lần mò gì nữa. Nó vất vả thời gian đầu nhưng bù lại nó sẽ giúp bạn nhanh làm chủ sáo hơn. Và đến một ngày tư duy bạn tốt bạn sẽ cảm nhận tốt hơn và tất nhiên đã cảm nhận tốt thì chơi sáo rất có cảm xúc, nó là cảm xúc thật mà nhiều người học sáo chuyên nghiệp tìm mãi học mãi chưa tìm được điều đó.
B) Kết Luận:
Cuối cùng không gì bằng niềm đam mê tập nhiệt tình, Nghe nhiều và phân tích từng note, từng câu, từng đoạn, xem họ sử dụng kỹ thuật gì và hãy nghĩ lúc đó họ làm thế nào. luôn luôn giao lưu học hỏi.
Hãy cảm nhận âm thanh bằng chính tư duy của bạn đừng lệ thuộc vào CẢM ÂM, vì chính sự phụ thuộc đó sẽ làm mất tư duy cảm xúc của bạn. (Mặt chữ : đô, rê, mi, fa… vốn nó chỉ là ký hiệu cho cao độ, vấn đề là ở chỗ người thổi phải thổi thành âm hay, cảm nhận đúng về nó. Hãy tập cảm nhận thật tốt để có tư duy cảm xúc tốt hơn).
HÃY BẮT ĐẦU BẰNG NHỮNG BÀI TẬP ĐƠN GIẢN NHẤT (những bài bạn thấy dễ tập dễ thổi nhất). Biết nghe biết phân tích cái hay cái đẹp trong âm nhạc. “Hãy nhớ rằng đỉnh cao nghệ thuật chính là sự thăng hoa cảm xúc của nghệ sỹ vậy không có lý do gì mà ta không tập cho cảm xúc của chúng ta có ngày từ những note nhạc đầu tiên”.Hy vọng các bạn sẽ hiểu Bài viết mà mà mình đã có gắng truyền đạt và chúc các bạn có tư duy âm nhạc thật tốt. Rất mong mọi người đóng góp thêm cho bài viết. Chúc các bạn tập sáo hiệu quả và tìm ra cách học sáo trúc nhanh nhất